Khó ai có thể tưởng tượng từ thuở khẩn hoang, chiếc áo dài của bà con miền ngoài vô Sài Gòn đã luôn tồn tại rất đẹp cùng Sài Gòn qua bao thăng trầm lịch sử.
Những lưu dân đầu tiên đến Sài Gòn thưở khẩn hoang trong một tranh vẽ khuyết danh. Đó là những bà con miền Trung, miền Bắc Trung bộ với nguyên vẹn trang phục của bà con miền ngoài: dù gồng gánh con cái, tay xách nách mang vẫn chỉn chu áo dài, nón quai thao của cư dân Bắc trung bộ và búi tó của miền Trung – Tranh tư liệu
Hình ảnh ấy không hề thay đổi cả khi người Pháp đã chiếm Nam kỳ. Và họ vẫn ngạc nhiên khi thấy người đàn bà Sài Gòn dù gồng gánh con vẫn mặc áo dài.
Một cảnh trên đường phố Sài Gòn trên bưu thiếp thời thuộc Pháp vẫn nguyên vẹn hình ảnh như thời khẩn hoang – Ảnh tư liệu
Những tà áo dài ấy có mặt thường xuyên trong toàn bộ sinh hoạt đời sống của phụ nữ Sài Gòn, từ ăn uống, đi lại cho đến ra chợ.
Ngay cả trong bữa ăn, chị em phụ nữ Sài Gòn vẫn mặc áo dài. Và xem ra chiếc áo dài không hề vướng víu cho việc thưởng thức một bữa trưa nền nã, lịch sự dù nhìn mâm cơm có vẻ khá bình thường – Ảnh tư liệu
“Một người mẹ trẻ Sài Gòn cùng con đi chợ” (chú thích của bưu thiếp thời thuộc Pháp) đầu thế kỷ 20. Đứa con đi dép nhưng người mẹ có lẽ không dư giả gì nên chỉ đi chân không, nhưng vẫn áo dài tươm tất khi ra chợ – Ảnh tư liệu
Chợ cá ở Sài Gòn năm 1904 (coi hình có lẽ là phía sau chợ Bến Thành cũ trên đường Nguyễn Huệ). Dù mua bán cá thì cả người mua lẫn người bán cũng vẫn xúng xính áo dài – Ảnh tư liệu
… và dù quầy hàng mái lá xơ xác sau chợ Bến Thành xưa trên đường Nguyễn Huệ đầu thế kỷ 20, chỉ bán vài trái bí, thơm… vặt vãnh, người bán hàng vẫn tề chỉnh áo dài – Ảnh tư liệu
Hình ảnh những tà áo dài Sài Gòn ngoài chợ có lẽ chưa bao giờ khiến người Pháp thôi xúc động. Trong tranh vẽ chợ Bến Thành xưa trên đường Nguyễn Huệ, hình ảnh người phụ nữ Sài Gòn với tà áo dài rõ ràng là nhân vật trung tâm của bức tranh – Tranh tư liệu
Người Pháp ở Sài Gòn gần một thế kỷ rồi ra đi. Suốt thời gian ấy, chiếc áo dài vẫn cứ tung bay sang trọng trên đường phố Sài Gòn.
Tóc búi cao, chải vồng trước mái với tà áo dài bông hoa là môđen rất thịnh hành của thiếu nữ Sài Gòn thập niên 50 thế kỷ trước (thú vị môđen chải tóc kiểu này hiện đang được phổ biến trở lại vài năm gần đây không chỉ ở Sài Gòn mà ở cả nước, cả với cánh mày râu) – Ảnh tư liệu
Thanh thản áo dài Sài Gòn trên đường Hàm Nghi hiện nay thời thuộc Pháp, khi còn xe điện – Ảnh tư liệu
Khi người Pháp rút khỏi Sài Gòn 1954, người Mỹ nhảy vô. Sài Gòn ngày càng nhiều, ngày càng đậm đà với đủ trang phục táo bạo của văn hóa Mỹ. Nhưng thật kỳ diệu, chiếc áo dài Sài Gòn vẫn cứ nền nã bay trên đường, khiến bao tâm hồn thơ nhạc rạo rực.
Nữ sinh Sài Gòn đầu thập niên 60 thế kỷ trước với áo dài chít eo, phủ gót, nón lá – Ảnh: LIFE
Người phụ nữ trung niên Sài Gòn thập niên 60 thường mặc áo dài màu, in bông sặc sỡ.
Một góc đường trung tâm Sài Gòn giữa thập niên 60 thế kỷ trước – Ảnh tư liệu
Họ cũng đi chợ Bến Thành như bà như mẹ xưa với áo dài – Ảnh tư liệu
Áo dài, kính râm to bản là môđen 1967, 1968 của những cô gái Sài Gòn – Ảnh tư liệu
Áo dài trắng học trò Sài Gòn với chiếc xe lam có lẽ là hình ảnh không thể quên với nhiều người miền Nam trước 1975 – Ảnh tư liệu
… Và những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước cho đến sau 1975, nhiều cô gái Sài Gòn ra đường với chiếc áo dài Sài Gòn cách tân ngoạn mục: áo dài mini.
Thiếu nữ Sài Gòn ra đường chống văn hóa đồi trụy tháng 6-1975 trên đường Lê Lợi (Q.1, TP.HCM) vẫn còn mặc áo dài mini vạt ngắn đến đầu gối. Kiểu áo này đang được một số bạn gái Sài Gòn mặc lại – Ảnh tư liệu